Bản quyền tác giả hiểu theo nghĩa rộng

Theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ thì bản quyền tác giả sẽ được bảo hộ tự động kể từ khi tác phẩm được định hình mà không cần phải xác lập bằng hình thức đăng ký bảo hộ như các đối tượng sở hữu công nghiệp. Tuy nhiên, pháp luật vẫn khuyến khích các tổ chức, cá nhân đăng ký bảo hộ quyền tác giả để tạo cơ sở pháp lý vững chắc hơn trong việc bảo hộ các tác phẩm của mình, đặc biệt khi phát sinh tranh chấp liên quan.

Bản quyền tác giả hiểu theo nghĩa rộng không được định nghĩa trong bất kỳ văn bản pháp luật nào, nhưng chúng ta có thể hiểu đó chính là toàn bộ các chế định, quy định của pháp luật liên quan đến quyền tác giả như các đối tượng được bảo hộ dưới dạng bản quyền tác giả, việc xác lập quyền tác giả, chủ sở hữu tác phẩm, quyền nhân thân, quyền tài sản, phạm vi bảo hộ quyền tác giả, các hoạt động liên quan đến việc chuyển nhượng, tặng cho tác phẩm,…

Cụ thể những nội dung liên quan đến bản quyền tác giả hiểu theo nghĩa rộng như sau:

Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

+ Tác phẩm văn học nghệ thuật

+ Tác phẩm âm nhạc

+ Các loại hình tác phẩm nghệ thuật khác như: tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, điêu khắc, tạo hình,..

+ Bản đồ và các bản vẽ kỹ thuật

+ Tác phẩm điện ảnh

+ Tác phẩm nhiếp ảnh

+ Phần mềm máy tính

+ Các sản phẩm đa phương tiện khác.

Quyền tác giả (quyền nhân thân và quyền tài sản)

Quyền nhân thân

+ Quyền đặt tên cho tác phẩm;

+ Quyền sử dụng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm;

+ Quyền phổ biến, công bố tác phẩm;

+ Quyền bảo vệ không cho người khác sao chép, sử dụng tác phẩm, xuyên tạc ảnh hưởng đến tác phẩm gốc;

Quyền nhân thân gắn với tác phẩm từ khi tác phẩm được định hình, quyền này sẽ được bảo hộ vô thời hạn.

Quyền tài sản

+ Quyền hưởng nhuận bút từ việc sáng tác tác phẩm;

+ Quyền được hưởng thù lao từ việc tác phẩm được sử dụng;

+ Quyền được hưởng các lợi ích vật chất khác khi cho phép tổ chức, cá nhân khác khai thác tác phẩm;

+ Quyền chuyển nhượng, chuyển giao, thừa kế tác phẩm cho người khác,…

Các tác phẩm cần đầu tư thêm về truyền thông, để tái bản, phân phối nhằm mục đích phổ biến đến công chúng. Do đó, hầu hết các tác giả có xu hướng chuyển nhượng các quyền sở hữu tác phẩm đến các tổ chức, cá nhân có khả năng để sử dụng, phổ biến tác phẩm này để nhận thù lao tương xứng.

Theo quy định thì quyền tài sản được bảo hộ tương đối dài là 50 năm sau khi tác giả, hoặc đồng tác giả cuối cùng chết. Thời hạn này cho phép chủ sở hữu tác phẩm và người thừa kế của chủ sở hữu tác phẩm có thể hưởng quyền và lợi ích vật chất trong thời hạn được bảo hộ.

Lưu ý: Chủ sở hữu tác phẩm có thể chuyển quyền sở hữu tác của mình cho tổ chức, cá nhân khác, việc chuyển nhượng này sẽ dựa trên một hợp đồng/ thỏa thuận của các bên. Hợp đồng/ thỏa thuận này cần này quy định rõ ràng, đầy đủ về các quyền và nghĩa vụ của các bên, giá, phương thức thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, việc chuyển quyền sở hữu sẽ không đồng nghĩa với việc chuyển quyền nhân thân của tác giả, quyền nhân thân là quyền gắn liền với tác giả, không thể chuyển nhượng.

Đăng ký bản quyền tác giả để xác lập quyền đối với tác phẩm

Bản quyền tác giả bảo hộ tác phẩm kể từ khi tác phẩm được định hình mà không căn cứ vào việc nộp đơn đăng ký hay được cấp Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả. Tuy nhiên, việc đăng ký bảo hộ sẽ giúp các tổ chức, cá nhân có chứng cứ ban đầu trước tòa án trong các vụ việc tranh chấp về quyền tác giả. Bên đã đăng ký quyền tác giả sẽ không cần phải chứng minh về quyền tác giả của mình, ngược lại bên chưa đăng ký sẽ phải đưa ra các bằng chứng khác để chứng minh quyền của mình, nếu không có hoặc căn cứ không rõ ràng thì quyền ưu tiên đương nhiên sẽ thuộc về bên đăng đăng ký bản quyền tác giả.

Nội dung bảo hộ quyền tác giả

Quyền tác giả chỉ bảo hộ về hình thức thể hiện ý tưởng chứ không bảo hộ bản thân ý tưởng đó. Sự sáng tạo được luật pháp bảo hộ là sự sáng tạo về sự chọn lọc, sắp xết các từ ngữ, nốt nhạc, màu sắc, mã máy tính,… Do vậy nếu như ý tưởng và cốt truyện cơ bản của hai tiểu thuyết có thể rất giống nhau, nhưng cách thức trình bày và từ ngữ sử dụng để diễn đạt trong đó khác nhau thì sẽ vẫn là các đối tượng được bảo hộ một cách riêng biệt. Tương tự như vậy, nếu như chương trình/ phần mềm máy tính đều nhằm một mục đích nhất định như phần mềm kế toán, phần mềm thiết kế nhưng nếu khác nhau về mã nguồn, mã máy, phương thức lập trình thì vẫn sẽ là hai tác phẩm được bảo hộ riêng biệt.

Trên đây là tư vấn của Luật Định Hướng về nội dung bản quyền tác giả hiểu theo nghĩa rộng, mọi thông tin chi tiết cần tư vấn, giải đáp liên quan vui lòng liên hệ trực tiếp tới chúng tôi để được hỗ trợ.