Cấp phép đầu tư cho cá nhân nước ngoài

Hiện nay, có rất nhiều dự án đăng ký đầu tư nước ngoài vào Việt Nam do cá nhân nước ngoài hoặc một số cá nhân nước ngoài cùng hợp tác để đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất đối với các nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân là không có sự hỗ trợ của tổ chức kinh tế trong việc tìm hiểu, tiếp cận thị trường nước ngoài, cũng như việc tìm hiểu các quy định pháp lý của một môi trường nước ngoài là rất hạn chế bởi sự khác biệt về địa lý và ngôn ngữ, văn hóa, hệ thống pháp luật.

Và để hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân thuận lợi hơn trong hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, Luật Định Hướng cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư dựa trên kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn.

Điều kiện đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam

Nhà đầu tư nước ngoài sẽ không được đầu tư, kinh doanh những ngành nghề cấm đầu tư, kinh doanh. Đối với những ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện thì nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện đó theo quy định của pháp luật chuyên ngành để được đầu tư vào Việt Nam. Hiện tại, theo quy định của Luật đầu tư 2020 thì Việt Nam có tất cả 227 ngành nghề đầu tư có điều kiện.

Điểm mới của Luật Đầu tư 2020 là ban hành danh mục ngành nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo đó ban hành 02 danh mục: (1) ngành nghề chưa được tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài và (2) ngành nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài cần xem xét ngành nghề dự định đầu tư kinh doanh tại Việt Nam có thuộc trường hợp chưa được tiếp cận thị trường hoặc tiếp cận thị trường có điều kiện không. Đối với trường hợp không được tiếp cận thị trường thì nhà đầu tư sẽ không thể đăng ký đầu tư được, còn đối với trường hợp tiếp cận thị trường có điều kiện thì cần xem xét đến khả năng đáp ứng các điều kiện này. Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài bao gồm:

+ Tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế

+ Hình thức đầu tư kinh doanh

+ Phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh

+ Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện đầu tư

+ Điều kiện khác (nếu có)

Nhà đầu tư theo dõi các quy định liên quan đến điều kiện tiếp cận thị trường tại cổng thông tin quốc gia về đầu tư.

Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân khi thực hiện đầu tư kinh doanh tại Việt Nam sẽ phải thực hiện xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Phụ thuộc tác động của dự án tới kinh tế, xã hội, dân cư mà có thể sẽ thuộc trường hợp phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư. Nhà đầu tư tham khảo các trường hợp phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư 2020 tại Điều 34, 35, 36.

Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư là cá nhân

Chuẩn bị hồ sơ đăng ký đầu tư

(1) Đề nghị đăng ký thực hiện dự án đầu tư (theo mẫu)

(2) Đề xuất dự án đầu tư

(3) Giấy xác nhận về năng lực tài chính tại ngân hàng của nhà đầu tư được hợp pháp hóa lãnh sự (Đối với ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về vốn pháp định thì cần xác nhận vốn phù hợp)

(4) Hộ chiếu của nhà đầu tư nước ngoài

(5) Tài liệu pháp lý của người đại diện theo pháp luật của dự án đầu tư: CMTND, CCCD, hộ chiếu đối với cá nhân Việt Nam hoặc hộ chiếu đối với cá nhân nước ngoài.

(6) Đối với các ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện thì nhà đầu tư cần cung cấp các tài liệu chứng minh đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật (227 ngành có điều kiện)

(7) Đối với hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến hoạt động mua bán hàng hóa: cung cấp bản giải trình đáp ứng điều Với ngành nghề thương mại: bản giải trình việc đáp ứng điều kiện (tham khảo Nghị định 09/2018/NĐ-CP để xác định nhà đầu tư có thuộc trường hợp này hay không)

(8) Hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh; địa điểm sản xuất; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, GCN đầu tư, đăng ký đầu tư, GCN quyền sử dụng đất, giấy phép xây dựng … của bên cho thuê (Tùy từng hồ sơ mới yêu cầu)

Giải quyết hồ sơ

Sau khi chuẩn bị hồ đầy đủ như trên thì người nộp hồ sơ sẽ nộp tại:

+ Ban quản lý khu công nghiệp, chế xuất, kinh tế: Đối với các dự án trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất.

+ Sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở kinh doanh: Đối với dự án nằm ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế, chế xuất; hoặc vừa nằm trong khu công nghiệp, kinh tế, chế xuất vừa nằm ngoài khu công nghiệp, kinh tế, chế xuất; hoặc các dự án nằm trong khu công nghiệp, kinh tế, chế xuất nhưng chưa thành lập ban quản lý.

Trong vòng  là 20 – 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có thẩm quyền cấp GCN đăng ký đầu tư cho người nộp hồ sơ.

Dịch vụ tư vấn đầu tư tại Luật Định Hướng

Để được tư vấn về quy định pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam, xin vui lòng liên hệ tới chúng tôi để được hỗ trợ, tư vấn các nội dung như sau:

+ Tư vấn quy định của pháp luật liên quan đến điều kiện, trình tự, thủ tục đầu tư

+ Tư vấn về hồ sơ pháp lý cần chuẩn bị cho từng dự án đầu tư cụ thể

+ Soạn thảo hồ sơ pháp lý cho khách hàng

+ Nộp hồ sơ và tiếp nhận xử lý các vướng mắc liên quan đến hồ sơ cho khách hàng

+ Nhận kết quả và bàn giao kết quả cho khách hàng

+ Hỗ trợ, tư vấn các vướng mắc pháp lý khác cho khách hàng sau đầu tư và trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp như: kế toán thuế, lao động, bảo hiểm, sở hữu trí tuệ, hợp đồng, giải quyết tranh chấp,…