Đăng ký mã số mã vạch thương phẩm

Đăng ký mã số mã vạch cho thương phẩm là việc đăng ký với Tổng cục tiêu chuẩn và đo lường chất lượng GS1 Việt Nam để được cấp cho một dãy mã số, mã vạch sử dụng để in ấn trực tiếp hoặc dán thêm trên bao bì sản phẩm nhằm quản lý tốt hơn hàng hóa mà mình lưu trữ và cung cấp trên thị trường. Việc đăng ký này là không bắt buộc theo quy định của pháp luật, do đó, khi có nhu cầu thì sẽ thực hiện đăng ký.

Để sử dụng liên tục được mã số, mã vạch đã đăng ký thì cần nộp phí duy trì hằng năm. Cụ thể, quy định về việc cấp phép, sử dụng và quản lý mã số, mã vạch như sau:

Phân loại mã số mã vạch

Có hai loại mã số mã vạch theo quy định của pháp luật Việt Nam. Cụ thể:

+ Mã số, mã vạch được cấp và quản lý thống nhất gồm: (1) Mã doanh nghiệp, (2) Mã số rút gọn (EAN 8), (3) mã số địa điểm toàn cầu (GLN).

+ Mã số, mã vạch do doanh nghiệp, tổ chức tự lập để sử dụng gồm: (1) Mã số thương phẩm toàn cầu (GTIN), (2) Mã số địa điểm toàn cầu (GLN), (3) Các loại mã số dành cho đơn vị hậu cần, tài sản hoặc đối tượng khác có nhu cầu đăng ký sử dụng.

Mỗi một tổ chức, doanh nghiệp sẽ chỉ được đăng ký sử dụng duy nhất một mã doanh nghiệp. Trường hợp đăng ký sử dụng nhiều hơn một mã doanh nghiệp thì cần chứng minh tổ chức mình đã sử dụng hết quỹ số được cấp, và sẽ thực hiện thủ tục đăng ký cấp mã số, mã vạch mới như đăng ký lần đầu, kèm bản thuyết minh về việc đã sử dụng hết quỹ số như nêu trên.

Cơ quan có thẩm quyền cấp phép

Cơ quan có thẩm quyền cấp và quản lý thống nhất mã số, mã vạch là Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng (GS1 Việt Nam) thuộc Bộ khoa học và Công nghệ. Theo đó, GS1 Việt Nam sẽ được quyền cấp các loại mã số mã vạch và thống nhất quản lý sử dụng các loại mã số mã vạch nước ngoài.

Thủ tục đăng ký mã số mã vạch thương phẩm

Chuẩn bị hồ sơ đăng ký

(1) Bản đăng ký sử dụng (theo mẫu)

(2) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập do cơ quan có thẩm quyền cấp (bản sao hợp lệ

(2) Bản đăng ký danh mục sản phẩm dự kiến sử dụng mã GTIN

Nộp hồ sơ

Tại bộ phận một cửa tiếp nhận đơn đăng ký mã số mã vạch của GS1 Việt Nam.

Thẩm định và cấp giấy chứng nhận đăng ký MSMV

Thẩm định hồ sơ: 03 ngày làm việc từ ngày tiếp nhận hồ sơ đăng ký MSMV

Nếu hồ sơ hợp lệ sẽ cấp MSMV vào sổ đăng ký và lưu vào ngân hàng mã số quốc gia. Giấy chứng nhận đăng ký MSMV sẽ được cấp trong thời gian là 10 ngày từ ngày cấp mã số. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ sẽ yêu cầu tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ để tiếp tục xem xét, thẩm định lại.

Kể từ thời điểm được cấp mã số, doanh nghiệp có thể in ấn, sử dụng trên sản phẩm của mình mà không cần đợi đến khi được cấp giấy chứng nhận.

Báo cáo sử dụng MSMV

Sau khi được cấp MSMV thì tổ chức, doanh nghiệp sẽ tự lập các loại MSMV theo quy định để sử dụng. Định kỳ 06 tháng một lần sẽ lập danh mục các loại MSMV sử dụng để báo cáo tới Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng.

Dịch vụ đăng ký MSMV

Việc đăng ký MSMV sẽ giúp tổ chức, doanh nghiệp quản lý tốt hơn hàng hóa của mình. Bên  cạnh đó, còn giúp người đăng ký, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đơn vị phân phối và người tiêu dùng của tổ chức, doanh nghiệp đó có thể kiểm soát và biết chính xác thông tin về sản phẩm đã được mã hóa thông qua việc quét MSMV trên sản phẩm bằng các ứng dụng công nghệ.

Chính vì những lợi ích nêu trên, nên ngày cành nhiều tổ chức, doanh nghiệp đăng ký MSMV. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể nắm được trình tự, thủ tục hồ sơ đăng ký và cách sử dụng MSMV, do đó, hãy liên hệ tới một đơn vị chuyên nghiệp để được tư vấn hỗ trợ thực hiện thủ tục này.

Tại Luật Định Hướng, chúng tôi cung cấp cho quý khách hàng dịch vụ đăng ký MSMV với chi tiết như sau:

-Tư vấn, hướng dẫn về các gói mã số mã vạch dựa trên nhu cầu thực tế của tổ chức, doanh nghiệp và các vấn đề liên quan khác theo yêu cầu của quý khách hàng

– Tư vấn, hướng dẫn về thủ tục đăng ký MSMV tại GS1

– Soạn thảo hồ sơ cho khách hàng dựa trên các thông tin khách hàng cung cấp

– Nộp hồ sơ trực tiếp tại GS1, theo dõi hồ sơ và thông báo kết quả thực hiện hồ sơ cho khách hàng

– Nhận Giấy chứng nhận đăng ký mã số mã vạch và bàn giao lại cho khách hàng

– Hướng dẫn sử dụng, mã hóa vật phẩm (nếu cần)

– Hỗ trợ các vấn đề pháp lý khác trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp trong phạm vi dịch vụ mà Định hướng cung cấp tới khách hàng