Hộ kinh doanh là hình thức kinh doanh tương đối phổ biến hiện nay bởi mô hình hoạt động đơn giản, tính chất pháp lý không phức tạp, cũng như thuận tiện cho các hoạt động kinh doanh quy mô nhỏ.
Trường hợp không phải đăng ký mở hộ kinh doanh
Theo quy định thì chỉ trừ các hoạt động kinh doanh sau thì sẽ không phải đăng ký mở hộ kinh doanh, gồm:
+ Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, diêm nghiệp (làm muối)
+ Bán hàng rong, quà vặt
+ Những người buôn chuyến (mua hàng từ nơi khác về theo chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ)
+ Kinh doanh lưu động (bán hàng trên phương tiện di động nhỏ như xe đẩy, xe kéo, xe máy, xe tải nhỏ,…)
+ Những người làm dịch vụ có thu nhập thấp.
Ngoài các trường hợp nêu trên, thì việc đăng ký kinh doanh là bắt buộc đối với cá nhân hoặc một nhóm cá nhân kinh doanh, tùy theo quy mô, tính chất hoạt động thì tối thiểu phải đăng ký hộ kinh doanh nhưng cũng chỉ giới hạn đối với một số ngành nghề, còn lại đối với một số ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện để đủ tư cách hoạt động kinh doanh thì vẫn sẽ phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định.
Thủ tục thành lập hộ kinh doanh
Thủ tục thành lập hộ kinh doanh sẽ được thực hiện tại phòng đăng ký kinh doanh tại quận, huyện nơi mở hộ kinh doanh. Mỗi một quận, huyện có thể có những hướng dẫn khác nhau về hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh, chính vì vậy, để đảm bảo thuận lợi và nhanh chóng trong việc thực hiện thủ tục thì cần tham khảo biểu mẫu hồ sơ tại quận, huyện đó hoặc liên hệ tới một đơn vị có kinh nghiệm thực hiện thủ tục mở hộ kinh doanh để hỗ trợ.
Quy trình đăng ký mở hộ kinh doanh sẽ trải qua các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký đầy đủ
(1) Giấy đề nghị đăng ký thành lập hộ kinh doanh (theo mẫu tại quận / huyện nơi mở hộ kinh doanh) và gồm các nội dung sau:
– Tên hộ kinh doanh, địa chỉ của địa điểm kinh doanh, số điện thoại, số fax, email (nếu có);
– Ngành, nghề đăng ký kinh doanh;
– Số vốn đầu tư kinh doanh;
– Số lao động.
(2) Giấy tờ pháp lý của cá nhân hoặc các cá nhân đăng ký mở hộ kinh doanh là một trong các giấy tờ sau: Chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân, hoặc Hộ chiếu (bản sao chứng thực)
(3) Hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh (nếu là địa điểm thuê)
(4) Giấy chứng nhận quyền sử dụng địa điểm thuê (bản sao)
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký
Hồ sơ mở hộ kinh doanh nêu trê nộp tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận/ huyện nơi mở hộ kinh doanh.
Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký mở hộ kinh doanh
Sau khi nhận hồ sơ thì chuyên viên phòng đăng ký kinh doanh sẽ ghi giấy biên nhận và hẹn trả kết quả hồ sơ cho người nộp hồ sơ.
Trong vòng 03 ngày làm việc từ ngành nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho người nộp hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì sẽ ra văn bản thông báo việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo quy định. Sau khi nộp lại hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì sẽ cấp giấy chứng nhận (thời gian cấp giấy chứng nhận sau khi nhận hồ sơ sửa đổi bổ sung hợp lệ sẽ được tính lại là 03 ngày làm việc).
Mội số lưu ý khi đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể
Về tên hộ kinh doanh
Tên hộ kinh doanh sẽ gồm cụm từ Hộ kinh doanh + tên riêng. Theo đó, tên riêng là tên do cá nhân đăng ký mở hộ tự đặt, và không được đặt trùng với tên của hộ kinh doanh khác đã đăng ký hộ kinh doanh trong địa bàn của quận/ huyện đó và không thuộc trường hợp không được phép đăng ký (như trùng hoặc nhầm lẫn với tên cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị xã hội, chính trị xã hội nghề nghiệp hoặc vi phạm thuần phong mỹ tục, đạo đức).
Về địa điểm kinh doanh
Thì sẽ cần đảm bảo là địa điểm có thể kinh doanh, không phải là nhà tập thể hoặc nhà chung cư không có chức năng kinh doanh. Nếu là nhà văn phòng có chức năng kinh doanh thì cần có giấy tờ chứng minh hợp lệ. Đồng thời cần có tài liệu, hợp đồng thuê để chứng minh quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh đó.
Về ngành nghề kinh doanh
Mỗi một hộ kinh doanh sẽ chỉ được đăng ký kinh doanh một hoặc một số ngành nghề kinh doanh nhất định, đây cũng chính là hạn chế của hộ kinh doanh so với đăng ký thành lập doanh nghiệp. Ví dụ: hộ kinh doanh sẽ chỉ được đăng ký kinh doanh giày, dép, quần áo; hoặc kinh doanh quán ăn; kinh doanh tiệm giặt là; kinh doanh dịch vụ cắt tóc, gội đầu; tiệm bánh ngọt,…
Trên đây là một số thông tin Luật Định Hướng cung cấp cho quý khách hàng liên quan đến thủ tục đăng ký mở hộ kinh doanh, mọi thông tin tư vấn cần giải đáp vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được hỗ trợ.