Các sản phẩm dùng cho trẻ em được các bậc cha mẹ đặc biệt quan tâm, ai cũng mong muốn dành những điều tốt nhất cho con mình. Bởi thế bên cạnh các thương hiệu sản phẩm dành cho trẻ em đến từ các nước lớn trên thế giới thì sản phẩm đến từ các doanh nghiệp trong nước cũng được quan tâm. Khi mua đồ cho trẻ nhỏ, người tiêu dùng thường chọn lựa rất kỹ chú trọng đến những sản phẩm có thương hiệu được bảo hộ.
Bài viết này, Luật Định Hướng sẽ hướng dẫn các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm của trẻ em có thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đảm bảo sản phẩm không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, tạo lòng tin cho người tiêu dùng và giữ vững vị thế trên thị trường.
Tại sao cần đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Theo quy định của Việt Nam và các nước trên thế giới thì nhãn hiệu hàng hóa để được bảo hộ thì đều cần xác lập trên cơ sở đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ. Chính vì vậy, nếu như không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thì bạn sẽ không có bất kỳ sự bảo đảm nào khi sử dụng nhãn hiệu đó.
Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ giúp bạn có được những lợi thế cạnh tranh như sau:
– Được độc quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hóa để in trên giấy tờ giao dịch, bao bì hàng hóa, phương tiện vận chuyển hàng hóa, phương tiện quản cáo.
– Có cơ hội mở rộng hoạt động kinh doanh như tại các siêu thị lớn thường yêu cầu cung cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa để được bán hàng tại siêu thị. Nếu sản phẩm đã được đăng ký nhãn hiệu thì có thể được nhiều nhà phân phối thu mua hơn.
– Có thể thuận tiện trong việc quảng cáo sản phẩm, một hồ sơ quảng cáo sản phẩm yêu cầu nhà sản xuất phải bổ sung giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu nếu như sản phẩm có nhãn hiệu. Nếu như nhãn hiệu chưa đăng ký bảo hộ thì không được quảng cáo nhãn hiệu đó.
– Có quyền tự bảo vệ bằng việc áp dụng các biện pháp cần thiết phù hợp với các quy định của pháp luật để buộc tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ chấm dứt hành vi vi phạm bằng yêu cầu bằng văn bản. Hoặc có thể khiếu nại hành chính, khởi kiện tại tòa án để yêu cầu bồi thường thiệt hại tương ứng với hành vi vi phạm.
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu sản phẩm dành cho trẻ nhỏ
Để đăng ký bảo hộ cho các sản phẩm dành cho trẻ, trước hết cần tiến hành phân nhóm sản phẩm xem nó thuộc nhóm nào để xác định phạm vi bảo hộ. Các sản phẩm cho trẻ em hiện nay rất phong phú, thuộc nhiều nhóm khác nhau, nhưng những sản phẩm thông dụng như các loại thực phẩm ( bao gồm cả sữa, bột ăn dặm…) sẽ được xếp vào nhóm 05; các sản phẩm như bình sữa, núm vú giả,.. xếp vào nhóm 10; đai em bé xếp vào nhóm 18; quần áo trẻ em xếp vào nhóm 25.
Việc phân nhóm sản phẩm dịch vụ cần đảm báo chính xác để tránh trường hợp phải sửa đổi bổ sung đơn gây mất thời gian. Hoặc trong trường hợp người nộp đơn không thể tự phân nhóm sản phẩm cho chính xác thì có thể yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ phân nhóm nhưng phải nộp phí theo quy định.
Sau khi tiến hành phân nhóm hàng hóa thì cần tra cứu, đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu so với những nhãn hiệu đã được bảo hộ trong cùng nhóm hàng hóa theo Bảng phân loại nhãn hiệu hàng hóa/ dịch vụ quốc tế Nice 11-2021.
Nếu như nhãn hiệu không có khả năng bảo hộ mà có thể bổ sung, hoặc bỏ bớt chi tiết để đạt khả năng bảo hộ thì người nộp đơn cũng có thể biết trước được nếu tra cứu nhãn hiệu.
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu
Chuẩn bị hồ sơ
(1) Tờ khai đăng ký nhãn hiệu
(2) Mẫu nhãn hiệu cần đăng ký
(4) Biên lai thu phí, lệ phí nhà nước
(5) Giấy tờ xin hưởng quyền ưu tiên (nếu có)
Lưu ý về tờ khai đăng ký nhãn hiệu cần kê khai vào các mục theo sự hướng dẫn dưới đây:
– Mẫu nhãn hiệu: Dán mẫu nhãn hiệu theo kích thước là 3x3cm đến 8x8cm. In rõ ràng, sắc nét.
– Mô tả nhãn hiệu: Nhãn hiệu cần mô tả chính xác theo mẫu nhãn hiệu. Lưu ý nếu nhãn hiệu bảo hộ màu thì ghi đầy đủ các màu sắc trên nhãn hiệu. Còn nếu nhãn hiệu không bảo hộ màu thì ghi trắng đen.
– Chủ đơn: Tên, địa chỉ, số điện thoại, email (nếu có).
– Đại diện của chủ đơn (nếu có): Tên, địa chỉ, số điện thoại, email (nếu có).
– Phân nhóm hàng hóa, dịch vụ: Theo Bảng phân loại nhãn hiệu quốc tế Nice 11 -2021.
Nộp hồ sơ đăng ký
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tới Cục Sở hữu trí tuệ và hai văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ.
Thẩm định hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu sau khi được nộp hợp lệ sẽ được thẩm định về hình thức, công bố đơn, thẩm định nội dung trong thời gian 12 tháng kể từ ngày tiếp nhận đơn.
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của Luật Định Hướng
Khi sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Luật Định Hướng, quý khách sẽ được:
– Tư vấn, đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiêu
– Tư vấn về trình tự, thủ tục về đăng ký nhãn hiệu
– Tư vấn hướng dẫn chuẩn bị tài liệu soạn thảo đơn đăng ký nhãn hiệu
– Chuyên viên của chúng tôi sẽ trực tiếp soạn hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
– Đại diện nộp hồ sơ và theo dõi tiến trình nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ.
– Tư vấn các vấn đề pháp lý khác theo yêu cầu của quý khách hàng
Mọi vấn đề thắc mắc cần giải đáp xin vui lòng liên hệ với Luật Định Hướng để được tư vấn thêm thông tin chi tiết.