Đăng ký nhãn hiệu quốc tế thông qua hệ thống Madrid

Hiện tại, rất nhiều sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam đã được phân phối đến thị trường của nhiều quốc gia lớn trên thế giới như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, … Khi tham gia vào các thị trường nước ngoài này các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội rất lớn để mở rộng thị trường, tăng trưởng về quy mô và đồng thời nâng cao vị thế của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, một thách thức lớn cho các doanh nghiệp tại Việt Nam đó chính là việc làm thế nào để sản phẩm của mình được bảo hộ tại thị trường của các nước xuất khẩu? Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là một việc làm cần thiết.

Trên thực tế, có nhiều nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam như cà phê Trung Nguyên, chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc, gạo ST25, … đã bị các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài đăng ký trước tại các thị trường mà các doanh nghiệp Việt Nam đã tham gia hoặc dự định tham gia, điều này ảnh hưởng lớn đến tên tuổi và cơ hội khi tiếp cận thị trường mới. Thậm chí doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam sẽ phải áp dụng các biện pháp khiếu nại, khởi kiện để đảm bảo quyền lợi của mình liên quan đến sự xâm phạm đó.  Nhưng điều này tương đối khó khăn và mất nhiều chi phí. Chính vì vậy, việc đăng ký nhãn hiệu tại thị trường các nước nhập khẩu càng sớm càng tốt.

Để đăng ký nhãn hiệu thì tổ chức, cá nhân có thể đăng ký trực tiếp thông qua tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp tại từng nước. Hoặc nộp thông qua hệ thống Madrid cho phép nộp đơn tại nhiều quốc gia được chỉ định nằm trong hệ thống giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.

Hệ thống Madrid là gì?

Đầu tiên, Luật Định Hướng muốn giới thiệu tới bạn đọc thông tin khái quát về hệ thống Madrid như sau:

Hệ thống Madrid gồm Thỏa ước Madrid ký kết vào năm 1981 và Nghị định thư Madrid ký kết vào năm 1989, đây là hai công ước quốc tế về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu được nhiều quốc gia trên thế giới ký kết làm thành viên. Hiện tại có hơn 100 nước đã là thành viên của hệ thống này.

Tuy nhiên, không phải tất cả các nước tham gia hệ thống Madrid đều là thành viên của cả hai công ước nêu trên, nên người nộp đơn đăng ký cũng cần lưu ý vấn đề này khi chỉ định nước nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thông qua hệ thống này. Cụ thể: Một số nước đã tham gia vào Thỏa ước Madrid nhưng chưa tham gia vào Nghị định thư Madrid như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Singapore, Úc.

Với số lượng các nước tham gia đông đảo vào hệ thống Madrid, nên có thể coi việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thông qua hệ thống Madrid là phương thức đăng ký nhãn hiệu toàn cầu. Chỉ bằng một đơn đăng ký nhãn hiệu, bạn có thể chỉ định đăng ký ở rất nhiều nước đã là thành viên của hệ thống Madrid.

Nếu muốn nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại những nước không là thành viên của hệ thống Madrid, thì phải nộp đơn đăng ký trực tiếp tại nước đó.

Đăng ký nhãn hiệu thông qua hệ thống Madrid

Khi đăng ký nhãn hiệu thông qua hệ thống Madrid thì tổ chức, cá nhân đăng ký sẽ phải lựa chọn giữa việc đăng ký thông qua Thỏa ước Madrid hay Nghị định thư Madrid. Tuy nhiên, điều kiện để được phép nộp đơn thông qua hai công ước này là khác nhau, nên cần lưu ý lựa chọn hình thức đăng ký cho phù hợp với điều kiện mà bạn có thể đáp ứng được.

Sự khác biệt giữa nộp đơn đăng ký thông qua Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid như sau:

Nội dung Thỏa ước Madrid Nghị định thư Madrid
Tình trạng nhãn hiệu đăng ký Nhãn hiệu phải được cấp văn bằng bảo hộ tại Việt Nam trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế Nhãn hiệu phải đã được nộp đơn đăng ký bảo hộ tại Việt Nam nhưng chưa cần được cấp văn bằng bảo hộ
Thời hạn thẩm định nhãn hiệu 12 tháng từ ngày nộp đơn đăng ký 18 tháng từ ngày nộp đơn đăng ký
Ngôn ngữ đăng ký Tiếng Pháp Tiếng Anh, tiếng Pháp, hoặc Tây Ban Nha

 

Do đó, nếu nhãn hiệu bạn đã được cấp văn bằng bảo hộ tại Việt Nam thì bạn có thể lựa chọn đăng ký thông qua Thỏa ước Madrid sẽ nhanh hơn và chỉ định được nhiều quốc gia là thành viên hơn. Tuy nhiên, nếu như bạn muốn đăng ký nhãn hiệu đồng thời tại Việt Nam và các nước khác thì bắt buộc phải đăng ký qua Nghị định thư Madrid.

Tại Việt Nam, khi bạn muốn nộp đơn thông qua hệ thống Madrid thì có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam sau khi tiếp nhận hồ sơ thì sẽ gửi đơn đăng ký của bạn đến Văn phòng nhãn hiệu quốc tế. Mọi vấn đề phát sinh đến đơn đăng ký sẽ được trung chuyển qua Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam đến người nộp đơn.

Lưu ý trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế

Việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế mất khá nhiều chi phí, chính vì vậy, các tổ chức, cá nhân cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi muốn nộp đơn đăng ký tại nước ngoài. Cụ thể cần lưu ý một số vấn đề như sau:

+ Cần hiểu rõ về thị trường mà tổ chức, cá nhâ dự định đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Và để hiểu rõ được thị trường thì cần tìm hiểu, nghiên cứu và xây dựng một chiến lược để phát triển thương hiệu một cách rõ ràng. Nắm bắt được các quy định pháp lý liên quan đến việc bảo hộ nhãn hiệu tại nước mà bạn dự định đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

+ Cần chuẩn bị nguồn kinh phí cho việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế, chi phí phát sinh ở đây có thể gồm: Chi phí nộp lệ phí, thẩm định đơn, chi phí thuê luật sư để giải quyết các khiếu nại, tranh chấp phát sinh về đơn đăng ký,… Đồng thời xác định rõ các thị trường mà mình dự định kinh doanh để lựa chọn đăng ký cho phù hợp, tránh trường hợp đăng ký quá nhiều nước mà không nằm trong kế hoạch tiếp cận thị trường.

+ Tra cứu, đánh giá về khả năng bảo hộ của nhãn hiệu dự định đăng ký tại thị trường sẽ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu để tránh việc mất thời gian và lãng phí tiền bạc theo đuổi đơn đăng ký tại nước mà nhãn hiệu của mình không có khả năng được bảo hộ.

Trên đây là thông tin mà Luật Định Hướng cung cấp về việc đăng ký nhãn hiệu thông qua Hệ thống Madrid. Quý khách có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu quốc tế vui lòng liên hệ trực tiếp tới chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.