Đăng ký thương hiệu độc quyền là một trong những dịch vụ pháp lý được cung cấp bởi Luật Định Hướng để giúp quý khách hàng có thể bảo vệ tốt nhất các tài sản vô hình của doanh nghiệp. Bài viết này xin được giới thiệu các vấn đề liên quan đến bảo hộ thương hiệu và những dịch vụ mà chúng tôi cung cấp tới quý khách hàng.
Thương hiệu là gì?
Thương hiệu là gì? Đây là một khái niệm được dùng phổ biến trong hoạt động marketing, Luật Sở hữu trí tuệ không có quy định định nghĩa về thương hiệu, bởi thương hiệu vừa có thể là yếu tố hữu hình vừa là yếu tố vô hình nên không có một khái niệm chính xác nào để diễn đạt. Yếu tố hữu hình của thương hiệu có thể là nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại, những yếu tố tạo nên ấn tượng về dịch vụ, hàng hóa dùng để phân biệt dịch vụ, hàng hóa đơn vị kinh doanh này với đơn vị kinh doanh khác. Yếu tố vô hình có thể là sự đánh giá, hoặc sự biết đến rộng rãi của người tiêu dùng với sản phẩm, dịch vụ, uy tín, chất lượng sản phẩm,… Thương hiệu là một khái niệm rất rộng, bao trùm cả nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp.
Như đã nói ở trên, Luật Sở hữu trí tuệ không quy định về thương hiệu và cũng không có cơ chế nào để bảo hộ thương hiệu nói chung. Nhưng như phân tích ở trên, thì thương hiệu sẽ bao gồm: yếu tố hữu hình và vô hình, nên để bảo hộ cả hai yếu tố này thì sẽ đảm bảo bảo hộ thương hiệu đầy đủ. Cụ thể:
+ Đối với yếu tố hữu hình: như nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp thì có thể đăng ký bảo hộ độc quyền tại Cục Sở hữu trí tuệ, tên thương mại cũng có thể được bảo hộ làm nhãn hiệu nếu đáp ứng điều kiện như đối với nhãn hiệu.
+ Đối với yếu tố vô hình: Không thể đăng ký được, nên không có cách nào là doanh nghiệp cần phải không ngừng duy trì và cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ cũng như tăng cường sự quảng bá, tăng cường sự nhận diện thương hiệu đến người tiêu dùng.
Tại sao phải đăng ký nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp?
Pháp luật chỉ bảo hộ nhãn hiệu, kiểu dáng dựa trên cơ sở đơn đăng ký và văn bằng bảo hộ được cấp phép sau khi nhãn hiệu, kiểu dáng đã đáp ứng các tiêu chí theo quy định. Nếu như bạn sử dụng nhãn hiệu, kiểu dáng mà không đăng ký thì cũng giống như việc sử dùng chung nhãn hiệu, kiểu dáng, bất kỳ lúc nào cũng có thể bị người khác đăng ký trước, và sẽ rất tốn thời gian, công sức để chứng minh mình có quyền đối với nhãn hiệu, kiểu dáng đó.
Trên thực tế, chúng tôi nhận thấy rằng, rất nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam chưa thực sự quan tâm đến việc bảo hộ các tài sản trí tuệ này khi bắt đầu xây dựng thương hiệu. Chỉ đến khi sản phẩm, dịch vụ của mình thực sự đã có ảnh hưởng trên thị trường thì mới bắt đầu đăng ký, tuy nhiên, việc tiến hành phát triển thương hiệu mà chưa đăng ký bảo hộ các tài sản sở hữu trí tuệ sẽ dẫn đến những rủi ro rất lớn. Đánh giá về những rủi ro liên quan có thể kể đến:
+ Thứ nhất, thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, kiểu dáng mất rất nhiều thời gian, theo quy định của pháp luật là 12 tháng đối với nhãn hiệu, 9 tháng đối với đăng ký kiểu dáng công nghiệp, tuy nhiên thực tế có thể dài hơn. Khi bạn thực sự cần sử dụng văn bằng bảo hộ nhãn hiệu độc quyền, kiểu dáng độc quyền thì lại mất thời gian chờ đợi, thậm chí có thể không được cấp phép bảo hộ do đã bị đăng ký trước hoặc đã sử dụng thì không thể đăng ký được đối với kiểu dáng công nghiệp. Do đó, sẽ bỏ lỡ kế hoạch kinh doanh.
+ Thứ hai, có thể sẽ bị doanh nghiệp khác lợi dụng để sử dụng nhãn hiệu cho các sản phẩm, dịch vụ tương tự mà không mất công quảng bá, vì doanh nghiệp của bạn đã quảng báo cho nhãn hiệu đó rồi, đây là những trường hợp kinh doanh ăn theo, có thể dễ dàng nhận thấy trên thị trường sản phẩm, dịch vụ.
+ Thứ ba, không đăng ký thì bạn cũng không có quyền tự bảo vệ nhãn hiệu của mình theo quy định của pháp luật như yêu cầu bên thứ ba chấm dứt việc sử dụng nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, yêu cầu bồi thường thiệt hại, yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền loại bỏ yếu tố xâm phạm đến tài sản sở hữu trí tuệ của mình trên sản phẩm mà đối thủ cạnh tranh cung cấp,…
Bởi những lý do nêu trên mà bạn cần đăng ký nhãn hiệu càng sớm càng tốt, riêng đối với kiểu dáng công nghiệp thì trước khi tiến hành sản xuất hàng loạt để đưa ra thị trường thì cần nộp đơn đăng ký ngay để đảm bảo đáp ứng điều kiện về tính mới – một trong những điều kiện tiên quyết để cấp văn bằng bảo hộ.
Dịch vụ đăng ký kiểu dáng và nhãn hiệu độc quyền
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp nói chung và dịch vụ đăng ký các tài sản sở hữu trí tuệ nói chung được cung cấp bởi Luật Định Hướng sẽ bao gồm:
Tư vấn miễn phí
– Tư vấn về phạm vi bảo hộ, điều kiện bảo hộ của từng loại đối tượng sở hữu công nghiệp như: nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích, giống cây trồng, chỉ dẫn địa lý.
– Tư vấn về những vướng mắc có thể phát sinh khi đăng ký bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp dựa trên kinh nghiệm thực tiễn và kiến thức chuyên môn của chúng tôi.
– Tư vấn về trình tự, thủ tục, thời gian thẩm định, cấp phép cho từng loại hồ sơ đăng ký.
– Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ đăng ký cho từng đối tượng sở hữu công nghiệp.
Dịch vụ chúng tôi cung cấp
– Trực tiếp soạn thảo hồ sơ, và nộp hồ sơ tại Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với từng loại đối tượng cụ thể. Ví dụ: Kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, sáng chế, giải pháp hữu ích sẽ nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ; giống cây trồng tại Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới – Cục Trồng trọt- Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thông.
– Theo dõi tiến trình xử lý hồ sơ, giải trình, phúc đáp, khiếu nại liên quan đến hồ sơ khi cần thiết.
– Cập nhật thường xuyên kết quả tới quý khách hàng.
– Thông báo về việc hồ sơ được chấp thuận và hướng dẫn lấy văn bằng bảo hộ.
– Giải quyết các tranh chấp phát sinh về các đối tượng sở hữu công nghiệp.
– Thay đổi thông tin trên văn bằng bảo hộ đã cấp.
– Gia hạn văn bằng bảo hộ, chuyển nhượng, li-xăng nhãn hiệu,…