Kinh doanh khoáng sản là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện, để hoạt động kinh doanh ngành nghề này thì doanh nghiệp ngoài đăng ký hoạt động ngành nghề kinh doanh khoáng sản tại sở kế hoạch và đầu tư thì sẽ cần đáp ứng một số điều kiện kinh doanh riêng về nguồn gốc khoáng sản và chất lượng, thành phần khoáng sản theo quy định của pháp luật.
Cụ thể, trong nội dung bài viết này xin trình bày một số quy định của pháp luật liên quan đến Điều kiện kinh doanh xuất nhập khẩu khoáng sản, cụ thể như sau:
Điều kiện chung về kinh doanh khoáng sản
Nội dung này được quy định tại Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ công thương, theo đó, để được phép kinh doanh khoáng sản thì cần đáp ứng điều kiện như sau:
+ Là thương nhân;
+ Khoáng sản có nguồn gốc hợp pháp (có tờ khai hải quan nhập khẩu, hoặc được khai thác, khai thác tận thu tại các mỏ, bãi thải mỏ trong thời hạn giấy phép khai thác, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tịch thu và phát mại).
+ Nếu khoáng sản có thành phẩn thori, urani bằng hoặc lớn hơn 0,05% tính theo trọng lượng thì cần xin Giấy phép xuất khẩu vật liệu phóng xạ tại Bộ khoa học và Công nghệ theo quy định của Luật Năng lượng nguyên tử trước khi xuất khẩu.
Điều kiện xuất khẩu khoáng sản thuộc quản lý của Bộ xây dựng
Đối với những loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng như: Đá làm vôi, đá làm ốp lát, cát trắn silic, đất sét trắng, cao lanh, đất sét chịu lửa, fenspat, đôlômít, bentônít và các loại khoáng sản làm xi măng, được quy hoạch trên phạm vi cả nước. Để được phép xuất khẩu sẽ cần đáp ứng điều kiện như sau:
(1) Đáp ứng điều kiện chung về kinh doanh khoáng sản theo mục 1 nêu trên
(2) Khoáng sản được xuất khẩu phải đáp ứng về quy cách và chỉ tiêu kỹ thuật khoáng sản làm vật liệu xây dựng theo quy định tại PL I3 Thông tư 05/2019/TT-BXD.
* Hồ sơ xuất khẩu khoáng sản sẽ thực hiện theo quy định pháp luật về hải quan và quản lý ngoại thương.
Điều kiện xuất khẩu khoáng sản thuộc quản lý của Bộ Công thương
Khoáng sản thuộc quản lý của bộ công thương về xuất khẩu gồm khoáng sản kim loại và phi kim loại, khoáng chất công nghiệp. Các loại khoáng sản không thuộc trường hợp phải đáp ứng điều kiện theo mục này là: Dầu mỏ, khí đốt thiên nhiên, condensate, băng cháy, than, nước nóng thiên nhiên, nước khoáng, khoáng sản làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất xi măng, hợp kim, kim loại. Chi tiết xem danh sách đính kèm Phụ lục Thông tư 41/2019/TT-BCT.
Để khoáng sản thuộc quản lý của Bộ Công thương được phép xuất khẩu thì cần đáp ứng:
(1) Đáp ứng điều kiện chung về kinh doanh khoáng sản theo mục 1 nêu trên
(2) Có tên trong danh Mục và đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng tại Thông tư 41/2019/TT-BCT
(3) Văn bản chấp nhận xuất khẩu đối với trường hợp cá biệt theo điều 6 Thông tư 41/2012/TT-BCT hoặc Giấy phép xuất khẩu vật liệu phóng xạ nếu trong thành phần khoáng sản chứa thori, urani bằng hoặc lớn hơn 0,05% tính theo trọng lượng
(4) Phiếu phân tích mẫu nhằm xác nhận phù hợp về tiêu chuẩn, chất lượng của hàng hóa xuất khẩu, do phòng thử nghiệm đạt tiêu chuẩn VILAS cấp.
Lưu ý: Thương nhân xuất khẩu khoáng sản sẽ cần định kỳ báo cáo về tình hình xuất khẩu tới Sở Công thương và Bộ TNMT (theo yêu cầu quản lý của địa phương) và báo cáo hằng năm gửi tới Bộ Công thương.
Trên đây là một số lưu ý về điều kiện kinh doanh và điều kiện xuất khẩu khoáng sản theo quy định của pháp luật. Mọi thông tin chi tiết cần giải đáp xin lòng liên hệ trực tiếp để được tư vấn, hỗ trợ.