Để tận dụng lợi thế về khách hàng, thương hiệu, uy tín, ngành nghề kinh doanh, giấy phép đã có sẵn…. Có nhiều nhà đầu tư nước ngoài quyết định mua lại công ty đã được thành lập sẵn tại Việt Nam. Thủ tục pháp lý thu mua công ty đơn giản hơn so với việc thành lập mới, tuy nhiên không phải trường hợp nào nhà đầu tư nước ngoài cũng có thể mua được công ty đã có sẵn tại Việt Nam.
Quy định chung liên quan đến việc thu mua công ty
Việc mua lại công ty đã thành lập ở Việt Nam tức là nhà đầu tư nước ngoài sẽ mua lại 100% vốn góp, cổ phần của doanh nghiệp được thu mua. Do đó, sau khi được thu mua thì doanh nghiệp đó sẽ trở thành doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.
Theo quy định tại Điều 23.1 của Luật Đầu tư 2020 thì tổ chức kinh tế phải đáp ứng về điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế khác khu:
(1) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với công ty hợp danh.
(2) Có tổ chức kinh tế như mục (1) nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
(3) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế như mục (1) nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 16.1 Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư thì nhà đầu tư nước ngoài sẽ gồm:
+ Tổ chức, cá nhân nước ngoài; và
+ Tổ chức kinh tế quy định tại Điều 23.1 như hướng dẫn nêu trên.
Chính vì vậy, khi tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc các tổ chức kinh tế nêu tại Điều 23.1 mua lại công ty tại việt Nam thì sẽ thuộc trường hợp phải đáp ứng điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài và phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn theo quy định.
Những lưu ý đối với nhà đầu tư nước ngoài mua lại công ty Việt Nam
Thứ nhất, đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với những ngành nghề thuộc danh mục ngành nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ hai, đảm bảo về quốc phòng, anh ninh.
Thứ ba, đáp ứng quy định của pháp luật về đất đai về nhận, chuyển nhượng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã phường thị trấn biên giới, ven biển.
Đối với trường hợp mua cổ phần, phần vốn góp không căn cứ vào giá trị sở hữu cổ phần, phần vốn góp sau khi mua thì nhà đầu tư sẽ chỉ cần tiến hành thủ tục đăng ký mua cổ phần, phần vốn góp theo quy định mà không cần xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký dự án đầu tư. Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn có thể đăng ký xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo nhu cầu hoạt động.
Trên đây là một số thông tin mà Luật Định Hướng lưu ý tới các nhà đầu tư nước ngoài khi có nhu cầu mua lại công ty tại Việt Nam. Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ trực tiếp tới chúng tôi để được hỗ trợ, tư vấn theo yêu cầu.