Ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

Để đăng ký thành lập doanh nghiệp những ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì tổ chức, cá nhân kinh doanh sẽ cần phải đáp ứng các điều kiện về vốn, chứng chỉ, giấy phép,… cho các ngành nghề đó. Hiện tại theo quy định của Luật Đầu tư 2020 thì ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện tại Việt Nam giảm từ 243 xuống còn 227 ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Giới thiệu về một số ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

Đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì việc đăng ký ngành nghề theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là chưa đủ, cần phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành khi thực hiện kinh doanh trên thực tế theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Mỗi một ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện sẽ thuộc quản lý của một bộ ngành khác nhau, ví dụ như:

+ Bộ Tài nguyên và môi trường sẽ quản lý các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thuộc chuyên môn của mình như: Khai thác, thăm dò khoáng sản, kinh doanh dịch vụ quan trắc môi trường, nhập khẩu phế liệu,…

+ Bộ Công thương sẽ quản lý ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện sau: kinh doanh xăng dầu, kinh doanh khí, kinh doanh tiền chất thuốc nổ, kinh doanh rượu, kinh doanh khoáng sản, hoạt động thương mại điện tử, xuất khẩu gạo,…

+ Bộ thông tin và truyền thông sẽ quản lý ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện sau: kinh doanh dịch vụ bưu chính, viễn thông, chứng thực chữ ký số, hoạt động nhà xuất bản, dịch vụ in trừ in bao bì, dịch vụ phát hành xuất bản phẩm, dịch vụ phát hành báo chí nhập khẩu,…

+ Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch sẽ quản lý ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện sau: dịch vụ lữ hành, dịch vụ lưu trú, dịch vụ karaoke, vũ trường, trò chơi điện tử có thưởng, dịch vụ phát hành và phổ biến phim,…

+ Bộ Lao động, thương binh và xã hội sẽ quản lý ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện sau: hoạt động giáo dục nghề nghiệp, dịch vụ đánh giá kỹ năng nghề, dịch vụ việc làm, dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động, dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, dịch vụ cho thuê lại lao động,…

Để có thể tra cứu thông tin cụ thể về ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện khi đăng ký doanh nghiệp thì mọi trường có thể xem tại chuyên mục “ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện” trên trang dangkykinhdoanh.gov của Bộ kế hoạch và đầu tư.

Lưu ý khi đăng kinh doanh các ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện

Doanh nghiệp sẽ chỉ được phép thực hiện kinh doanh ngành nghề có điều kiện khi đã đăng ký ngành nghề đó khi thành lập doanh nghiệp hoặc đã bổ sung ngành nghề kinh doanh và thông báo tới Sở kế hoạch và đầu tư nếu chưa đăng ký ban đầu. Đồng thời cần có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành tương ứng với ngành nghề đó. Nếu như chưa đăng ký hoặc chưa đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi kiểm tra về điều kiện hoạt động nếu thấy thiếu sẽ thông báo tới cơ quan đănng ký kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp dừng hoạt động kinh doanh và chỉ được phép hoạt động khi có đủ điều kiện, cũng như xử lý vi phạm tùy thuộc vào mức độ vi phạm của hành vi và thiệt hại đã phát sinh trên thực tế (nếu có).

Chính bởi vậy, để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được liên tục, hợp pháp tránh những hậu quả pháp lý ảnh hưởng đến danh tiếng, uy tín của doanh nghiệp thì tổ chức, cá nhân kinh doanh cần đặc biệt lưu ý điều này. Trước khi lựa chọn đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì cần cân nhắc về khả năng đáp ứng các tiêu chí của ngành nghề đó. Và để biết những ngành nghề kinh doanh đó cần đáp ứng điều kiện gì có thể tham khảo thì có thể liên hệ trực tiếp tới luật Định Hướng để được tư vấn, hỗ trợ.

Dịch vụ tư vấn ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện tại Luật Định Hướng

– Tư vấn về danh mục các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

– Tư vấn về điều kiện cần và đủ để đảm bảo về mặt pháp lý khi kinh doanh

– Tư vấn về vốn, mức ký quỹ đối với ngành nghề yêu cầu vốn pháp định, ký quỹ ngân hàng

– Tư vấn xin giấy phép con (nếu cần) và thực hiện thủ tục xin giấy phép con theo hợp đồng riêng với khách hàng

– Tư vấn về bằng cấp, chứng chỉ hành nghề (nếu có) đối với những ngành nghề đầu tư, kinh doanh cần phải có theo quy định

– Tư vấn thành lập doanh nghiệp và thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan để đi vào hoạt động hợp pháp

– Tư vấn, đánh giá các rủi ro pháp lý có thể phát sinh cho khách hàng trong hoạt động kinh doanh

– Hỗ trợ tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan trong hoạt động của doanh nghiệp như: lao động, kế toán, sở hữu trí tuệ, hợp đồng, giải quyết tranh chấp… theo nhu cầu của khách hàng.