Quy định về chấm dứt hợp đồng thương mại

Hợp đồng có thể chấm dứt khi các bên hoàn thành nghĩa vụ hoặc trong một số trường hợp khi soạn thảo hợp đồng  các bên đã quy định được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thì các bên có thể chấm dứt hợp đồng khi phát sinh trường hợp đã quy định. Bên cạnh đó, Luật Thương mại cũng quy định một số trường hợp được đình chỉ thực hiện hợp đồng, hoặc hủy bỏ hợp đồng như sau:

Đình chỉ thực hiện hợp đồng theo Điều 310:

Đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng khi:

(1) Xảy ra hành vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để đình chỉ hợp đồng

(2) Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ thực hiện hợp đồng

Hậu quả pháp lý của vệ đình chỉ thực hiện hợp đồng nêu trên theo Điều 311:

Hợp đồng sẽ chấm dứt từ thời điểm một bên nhận được thông báo đình chỉ. Các bên sẽ không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên còn lại thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng.

Đồn thời, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Hủy bỏ hợp đồng theo quy định tại Điều 312:

Chế tài này sẽ được áp dụng khi:

(1) Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên thỏa thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng;

(2) Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.

Các trường hợp hủy bỏ hợp đồng như sau: Hủy bỏ một phần và hủy bỏ toàn bộ hợp đồng.

Các trường hợp miễn trách nhiệm khi đình chỉ thực hiện và hủy bỏ hợp đồng theo Điều 294:

-Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm đã được thỏa thuận;

+ Sự kiện bất khả kháng;

+ Vi phạm bởi lỗi của bên còn lại; hoặc

+ Do quyết định của cơ quan nhà nước mà các bên không biết tại thời điểm giao kết hợp đồng.

Một số ví dụ về quy định chấm dứt hợp đồng khi soạn thảo hợp đồng thương mại để mọi người tham khảo như sau:

Ví dụ 01:

“ Hợp đồng được chấm dứt trong các trường hợp sau:

+ Một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn mà không phải chịu bất cứ khoản phạt hay đền bù bất kỳ khoản tiền nào nếu bên kia vi phạm một trong các điều khoản trong hợp đồng mà không sửa chữa vi phạm đó trong 05 ngày kể từ khi nhận được văn bản thông báo lỗi vi phạm của bên bị vi phạm.

+ Một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trước hạn mà không phải chịu bất cứ khoản phạt hay đền bù bất cứ khoản tiền nào bằng cách thông báo bằng văn bản cho Bên còn lại trước ít nhất 30 (ba mươi) ngày trước ngày dự định chấm dứt.

Trong trường hợp một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng theo khoản này, Bên bán có trách nhiệm tiếp tục cung ứng hàng hóa/ dịch vụ cho Bên mua và Bên mua sẽ thanh toán toàn bộ chi theo thỏa thuận trong hợp đồng cho Bên bán tính đến ngày Hợp đồng bị chấm dứt theo Thông báo.”

Ví dụ 02:

Hợp đồng này được chấm dứt trong các trường hợp sau:

 (i) Hợp đồng hết hiệu lực;

 (ii) Do Bên B chậm tiến độ theo quy định tại Điều 3 hợp đồng;

(iii) Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng;

(iv) Sự kiện bất khả kháng kéo dài quá 60 ngày.

+ Nếu hợp đồng chấm dứt trong trường hợp (ii) và (iii), một trong hai bên phải báo trước cho bên kia ít nhất 03 ngày trước ngày dự kiến chấm dứt hợp đồng.

+Nếu Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp (ii), Bên bán sẽ phải chịu phạt 08% giá trị công việc bị chậm tiến độ và bồi thường thiệt hại cho Bên mua (nếu có). Bên mua sẽ thanh toán cho Bên bán giá trị phần công việc đã thực hiện đến thời điểm chấm dứt theo thỏa thuận hoặc theo giá trị thực tế.

+Nếu Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp (iii), (iv), hai bên sẽ thanh toán cho nhau những chi phí thực tế phát sinh (nếu có) theo thỏa thuận giữa các bên và được ghi nhận trên Biên bản thanh lý Hợp đồng.”

Trên đây là một số thông tin pháp lý liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng và ví dụ trên thực tế khi soạn thảo hợp đồng. Mọi thông tin tư vấn liên quan đến hợp đồng vui lòng liên hệ trực tiếp để được tư vấn, hỗ trợ.