Thủ tục đăng ký bản quyền phần mềm

Đăng ký bản quyền phần mềm là một trong những biện pháp để xác nhận về quyền tác giả, quyền sở hữu của bạn đối với với phần mềm. Để giúp người đọc hiểu hơn về các quy định của pháp luật liên quan đến bảo hộ bản quyền nói chung và bảo hộ phần mềm nói riêng thì bài viết này xin chia sẻ các quy định và ý kiến đánh giá của Luật Định Hướng dựa trên kinh nghiệm thực tiễn và kiến thức pháp luật.

Lợi ích khi đăng ký  bản quyền phần mềm

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ không có khái niệm về phần mềm, phần mềm ở đây có thể hiểu chính là chương trình máy tính, chương trình máy tính được bảo hộ dưới dạng bản quyền tác giả. Do đó, phần mềm sẽ được xác lập từ khi phần mềm đó được định hình dưới dạng mã nguồn, mã mãy và được lưu trữ dưới dạng nhất định.

Việc bảo hộ sẽ không phụ thuộc vào việc bạn có đăng ký bảo hộ hay không, tuy nhiên sẽ cần phải chứng minh được mình là người sáng tạo ra phần mềm hoặc có quyền sở hữu đối với phần mềm. Việc chứng minh trên thực tế có thể gặp nhiều khó khăn, nên việc đăng ký bản quyền sẽ giúp bạn có căn cứ rõ ràng nhất để chứng minh.

Bảo hộ bản quyền phần mềm chính là bảo hộ hình thức thể hiện của ý tưởng, ví dụ: cùng là một phần mềm kế toán những có thể mỗi một lập trình viên lại có thể có cách trình bày thuật toán khác nhau nhưng cùng để diễn đạt hoặc tạo một chức năng nhất định.

Lợi thế sẽ thuộc về người đăng ký bản quyền phần mềm khi phát sinh tranh chấp liên quan đến phần mềm đó, người đã đăng ký sẽ không cần phải chứng minh việc phần mềm đó không phải thuộc sở hữu của mình. Những bên liên quan sẽ phải chứng minh bằng việc đưa ra các bằng chứng xác định được về thời gian sáng tạo, cơ sở sáng tạo,….

Thêm vào đó, khi đã đăng ký bản quyền phần mềm thì cũng sẽ thuận tiện hơn rất nhiều cho bạn khi muốn chuyển nhượng, triển lãm phần mềm. Những phần mềm đã đăng ký bản quyền thì sẽ dễ dàng hơn trong hoạt động kinh doanh, thương mại hóa phần mềm đó.

Hiện tại, pháp luật trên thế giới đang có hai xu hướng bảo hộ phần mềm:

+ Bảo hộ tự động, và

+ Bảo hộ tự động và đăng ký để bảo hộ (khuyến khích đăng ký)

Tại Việt Nam thì sẽ thuộc trường hợp thứ hai, tùy thuộc vào sự lựa chọn của chủ sở hữu quyền tác giả quyết định có đăng ký hay không.

Thời hạn bảo hộ bản quyền

Tương tự như các loại hình tác phẩm văn học thì chương trình máy tính (phần mềm) sẽ có thời hạn bảo hộ theo quy định của pháp luật là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả hoặc đồng tác giả cuối cùng chết.

Trình tự, thủ tục đăng ký bản quyền phần mềm

Chuẩn bị hồ sơ đăng ký gồm

(1) Tờ khai đăng ký bản quyền

(2) CD ghi nội dung phần mềm (02 bản)

(3) Bản in code phần mềm (đóng quyền, 02 bản)

(4) Tài liệu tư cách pháp lý của tác giả và các đồng tác giả (nếu có): chứng minh thư nhân dân/ căn cước công dân/ hộ chiếu (bản sao)

(5) Giấy cam đoan của tác hoặc các đồng tác giả (nếu có)

* Trường hợp chủ sở hữu tác phẩm không đồng thời là tác giả của tác phẩm thì hồ sơ sẽ cần bổ sung thêm:

(1) Thông tin về chủ sở hữu tác phẩm:

– Nếu là cá nhân: chứng minh thư nhân dân/ căn cước công dân/ hộ chiếu (bản sao)

– Nếu là tổ chức: bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ được nộp tại Cục bản quyền tác giả.

Sau khi nhận hồ sơ, người nộp hồ sơ sẽ được nhận phiếu hẹn thời gian thẩm định và nhận kết quả thẩm định hồ sơ đăng ký.

Cấp Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả chương trình máy tính

Thời gian thẩm định: 15 ngày làm việc từ ngày nhận hồ sơ thẩm định. Nếu hồ sơ hợp lệ thì sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả. Nếu hồ sơ không hợp lệ thì sẽ yêu cầu sửa đổi bổ sung, và thời hạn thẩm định sẽ được tính lại là 15 ngày làm việc từ ngày nhận hồ sơ bổ sung mới.

Trường hợp đối tượng đăng ký không đáp ứng điều kiện bảo hộ thì sẽ thông báo từ chối tới người nộp hồ sơ.

Dịch vụ đăng ký bản quyền được cung cấp bởi Luật Định Hướng

+ Tư vấn về phạm vi bảo hộ, đối tượng được đăng ký bản quyền phần mềm

+ Tư vấn, hướng dẫn về trình tự, thủ tục đăng ký bản quyền phần mềm tại Cục bản quyền tác giả

+ Tư vấn về hồ sơ bản quyền phần mềm hợp lệ

+ Cung cấp dịch vụ pháp lý liên quan đến đăng ký bản quyền phần mềm gồm: trực tiếp soạn hồ sơ, nộp hồ sơ, theo dõi quá trình thực hiện hồ sơ, giải trình khi có phát sinh, nhận kết quả và bàn giao kết quả cho khách hàng

+ Tư vấn các vấn đề pháp lý khác liên quan theo yêu cầu của quý khách hàng.