Sáng chế là một trong những đối tượng sở hữu công nghiệp phải đăng ký để được bảo hộ sáng chế. Do đó, các tổ chức, cá nhân muốn bảo hộ các giải pháp kỹ thuật của mình thì cần phải có sự hiểu nhất định về các quy định của pháp luật liên quan đến bảo hộ sáng thế theo Luật Sở hữu trí tuệ.
Trong phạm vi bài viết này, Luật Định Hướng sẽ cung cấp cho người đọc một số thông tin cơ bản liên quan đến bảo hộ sáng chế như sau:
Hiểu về bằng độc quyền sáng chế
Bằng độc quyền sáng chế là văn bằng bảo hộ do cơ quan có thẩm quyền cấp phép cho tổ chức, cá nhân đăng ký sáng chế. Theo đó, tổ chức, cá nhân được cấp bằng độc quyền sáng chế sẽ có toàn quyền trong việc sử dụng, khai thác sáng chế cũng như có quyền tự bảo hộ sáng chế, ngăn cấm người khác sử dụng, áp dụng sáng chế vào sản xuất, chào bán, nhập khẩu sáng chế được bảo hộ khi không có sự cho phép của mình cũng như có quyền yêu cầu bồi thường nếu có phát sinh thiệt hại trên thực tế.
Bằng độc quyền sáng chế sẽ chỉ được xác lập dựa trên cơ sở đơn đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ, chủ đơn đăng ký sẽ phải mô tả sáng chế và so sánh với các công nghệ trước đó trong cùng lĩnh vực kỹ thuật. Khi sáng chế đáp ứng các điều kiện bảo hộ về tính mới, tính sáng tạo, và khả năng áp dụng công nghiệp thì văn bằng độc quyền sáng chế sẽ được cấp phép. Giới hạn bảo hộ của bằng độc quyền sáng chế sẽ chỉ trong phạm vi quốc gia nộp đơn đăng ký bảo hộ.
Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực tối đa là 20 năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký sáng chế nếu như chủ sở hữu sáng chế duy trì sáng chế bằng cách gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.
Điều kiện để sáng chế được bảo hộ
Sáng chế được bảo hộ khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện như sau:
+ Tính mới: Có sự khác biệt so với những giải pháp kỹ thuật đã biết hoặc kiến thức hiện có. Do đó, sáng chế chưa được bộc lộ dưới bất kỳ hình thức nào tại bất kỳ nơi nào trên thế giới trước thời điểm nộp đơn đăng ký sáng chế (trừ trường hợp sáng chế được công bố dưới các dạng sau: Báo cáo khoa học, triển lãm chính thức trong nước và quốc tế; hoặc do người không có quyền công bố) để không làm mất tính mới của sáng chế.
+ Trình độ sáng tạo: Sáng chế không được coi là hiển nhiên đối với những người có trình độ trung bình trong cùng lĩnh vực của sáng chế, tức là người có chuyên môn trung bình trong lĩnh vực của sáng chế không thể tạo ra sáng chế một cách dễ dàng.
– Khả năng áp dụng công nghiệp: Sáng chế thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế sẽ thu được kết quả ổn định.
Những đối tượng không được bảo hộ làm sáng chế
+ Phát minh về những chất có trong tự nhiên;
+ Các lý thuyết khoa học hay phương pháp toán học;
+ Chương trình máy tính;
+ Giống vật nuôi, cây trồng, quy trình sinh học để sản xuất giống vật nuôi, cây trồng (trừ chủng vi sinh/ quy trình vi sinh);
+ Phương pháp chẩn đoán hoặc chữa bệnh cho người/ động vật;
+ Sáng chế gây ảnh hưởng đến trật tự xã hội, đạo đức và sức khỏe cộng đồng.
Ý nghĩa của việc đăng ký bảo hộ sáng chế
Đăng ký bảo hộ sáng chế sẽ mang đến cho chủ sở hữu sáng chế rất nhiều lợi ích như:
+ Chủ sở hữu sáng chế có thể thương mại hóa các sản phẩm từ việc áp dụng sáng chế để có được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ kinh doanh khác trên thị trường.
+ Chủ sở hữu sáng chế có thể khai thác sáng chế từ việc li-xăng sáng chế cho một bên khác để thu tiền hoặc các giá trị khác theo thỏa thuận với bên nhận li-xăng, hoặc sử dụng sáng chế để góp vốn đầu tư kinh doanh.
+ Chuyển quyền sở hữu sáng chế cho một bên khác để thu tiền, nếu sáng chế càng có ý nghĩa trong việc thương mại hóa thì khoản tiền thu được sẽ càng lớn, bên cạnh đó chủ sở hữu sáng chế cũng không mất thời gian, tiền bạc để tự đầu tư thương mại hóa sản phẩm, quy trình từ việc áp dụng sáng chế đó.
Tuy nhiên, những lợi ích nêu trên chỉ được đảm bảo nếu như sáng chế đăng ký được bảo hộ, nếu sáng chế không được bảo hộ thì bạn sẽ không được pháp luật bảo hộ về quyền sở hữu, cũng như không thể có cơ sở để li-xăng, hay chuyển nhượng theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Dịch vụ đăng ký bảo hộ sáng chế tại Luật Định Hướng
Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký sáng chế nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, xin vui lòng liên hệ tới Luật Định Hướng để được tư vấn, hỗ trợ như sau:
+ Tư vấn về các quy định của pháp luật liên quan đến đăng ký sáng chế
+ Tư vấn, đánh giá về khả năng bảo hộ của sáng chế
+ Tư vấn về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký sáng chế
+ Soạn thảo hồ sơ và nộp hồ sơ đăng ký cho khách hàng tại Cục Sở hữu trí tuệ
+ Theo dõi tiến độ xử lý hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ và cập nhật thường xuyên cho khách hàng
+ Tư vấn các vấn đề pháp lý phát sinh khác theo yêu cầu của khách hàng.