Khiếu nại, phải đối đơn đăng ký nhãn hiệu, kiểu dáng … sẽ được thực hiện vào giai đoạn thẩm định đơn đăng ký khi nhận được các quyết định, thông báo liên quan đến quá trình xử lý đơn đăng ký bảo hộ ảnh hưởng đế việc cấp văn bằng bảo hộ cho những đối tượng sở hữu công nghiệp đã đăng ký. Cụ thể một số nội dung liên quan đến vấn đề này như sau:
Quyền khiếu nại, phản đối đơn đăng ký bảo hộ
Chủ thể được quyền khiếu khiếu nại đơn đăng ký các đối tượng sở hữu công nghiệp là người nộp đơn, hoặc các tổ chức, cá nhân có lợi ích liên quan với quyết định, thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ ban hành trong quá trình xử lý đơn đăng ký các đối tượng sở hữu công nghiệp.
Hình thức khiếu nại, phản đối đơn đăng ký bảo hộ: gửi văn bản tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền, khởi kiện tại Tòa án theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và quy định liên quan khác.
Thời hiệu khiếu nại, phản đối đơn đăng ký bảo hộ
Khiếu nại lần đầu trong thời hạn 90 ngày từ ngày kể từ ngày người có quyền khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định hoặc thông báo xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp và đối tượng trong đơn được bảo hộ sẽ ảnh hưởng tới quyền đối với đối tượng sở hữu công nghiệp mà mình đã được bảo hộ.
Khiếu nại lần hai trong thời hạn 30 ngày từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu mà khiếu nại đó đã không được giải quyết hoặc tính từ ngày người có quyền khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.
Thủ tục khiếu nại, phản đối đơn đăng ký bảo hộ
Lập hồ sơ gồm
(1) Đơn khiếu nại
(2) Quyết định/ thông báo bị khiếu nại (bản sao)
(3) Giấy ủy quyền nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện sở hữu công nghiệp
(4) Biên lai thu phí, lệ phí (nếu có)
Lưu ý về yêu cầu khiếu nại, phản đối đơn đăng ký:
+ Phải được lập thành văn bản và có thể hiện đầu đủ các nội dung như sau:
– Tên, địa chỉ của người khiếu nại
– Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp (nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp,…) bị khiếu nại: Số đơn, nội dung thông báo, hoặc quyết định bị khiếu nại.
– Nội dung khiếu nại: Gồm lập luận và dẫn chứng chứng minh cho việc khiếu nại, phản đối.
– Đề nghị cụ thể như hủy bỏ, sửa chữa thông báo, quyết định liên quan.
Nộp hồ sơ
Hồ sơ nêu trên sẽ được nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ (hoặc văn phòng đại diện tại Đà Nẵng, Hồ Chí Minh)
Thủ tục giải quyết khiếu nại
Sau khi nhận hồ sơ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ giải quyết đơn khiếu nại, phản đối đơn đăng ký bảo hộ theo trình tự như sau:
+ Kiểm tra, đánh giá hình thức đơn khiếu nại. Thông báo tới người khiếu nại về việc giải quyết hoặc không giải quyết đơn khiếu nại bằng văn bản (nêu rõ lý do nếu không giải quyết).
+ Căn cứ vào lập luận, chứng cứ của người khiếu nại và bên liên quan để quyết định giải quyết khiếu nại.
+ Công bố quyết định giải quyết khiếu nại, phản đối đơn đăng ký trên công báo sở hữu công nghiệp.
Thời hạn giải quyết khiếu nại, phản đối đơn đăng ký bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp là 10 ngày từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
Biện pháp bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp
Trên thực tế, không chỉ phát sinh các trường hợp đơn đăng ký mới đăng ký trùng hoặc tương tự những đối tượng sở hữu công nghiệp với những đối tượng đã được đăng ký hay được bảo hộ trước đó. Mà có thể phát sinh các trường hợp xâm phạm khác như sử dụng mà không xin phép, hoặc làm nhái, làm giả nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp,…
Chính vì vậy, khi phát hiện quyền sở hữu công nghiệp của mình đã và đang có dấu hiệu bị xâm phạm thì ngay lập tức bạn nên xác định xem ai là người xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của mình? Mức độ nghiêm trọng của hành vi? Áp dụng các biện pháp tự bảo vệ nào cho phù hợp?
Một số trường hợp về xử lý hành vi xâm phạm đối tượng sở hữu công nghiệp có thể áp dụng như:
+ Yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm bằng việc gửi thông báo, yêu cầu bằng văn bản tới bên vi phạm nêu rõ hành vi xâm phạm cụ thể của họ kèm cơ sở pháp lý và các biện pháp có thể áp dụng, yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có).
+ Nếu gửi thông báo, yêu cầu bằng văn bản mà không giải quyết được vấn đề thì có thể áp dụng biện pháp khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bên vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và bồi thường thiệt hại phát sinh. Phán quyết của tòa án sẽ được đảm bảo để có thể thực thi trên thực tế.
+ Tùy mức độ nghiêm trọng của vấn đề mà có thể những xâm phạm đó sẽ thuộc trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nên tổ chức, cá nhân có đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ có thể xem xét tố cáo đến cơ quan công an có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
Lưu ý rằng, Vì các đối tượng sở hữu công nghiệp được đăng ký bảo hộ rất nhiều và cơ quan chức năng thường sẽ chỉ giải quyết các xâm phạm dựa trên khiếu nại, tố cáo, yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên quan. Do đó, chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp sẽ thường xuyên phải kiểm tra, phát hiện các hành vi xâm phạm trên thực tế để chủ động áp dụng các biện pháp bảo hộ phù hợp.