Mỗi một doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường đều có tên thương mại dùng để phân biệt chủ thể kinh doanh này với chủ thể kinh doanh khác trong cùng khu vực, lĩnh vực kinh doanh. Việc bảo hộ tên thương mại là cần thiết, tuy nhiên làm thế nào để bảo hộ tên thương mại và các biện pháp bảo hộ tên thương mại như thế nào? Là vấn đề mà các doanh nghiệp quan tâm.
Cụ thể một số nội dung liên quan đến bảo hộ tên thương mại như sau:
Điều kiện để tên thương mại được bảo hộ
Như đã trình bày nêu trên, thì tên thương mại nhằm phân biệt chủ thể kinh doanh này với chủ thể kinh doanh khác trong cùng khu vực, lĩnh vực kinh doanh; tên thương mại được tạo nên từ các chữ cái, chữ số có thể phát âm được.
Tên thương mại được bảo hộ mà không phụ thuộc vào việc đăng ký, nhưng phải được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp trong hoạt động kinh doanh. Phần tên riêng của tên doanh nghiệp đã đăng ký có thể được coi là tên thương mại, hoặc có thể đăng ký tên thương mại dưới dạng nhãn hiệu, nếu tên thương mại đó đáp ứng điều kiện để bảo hộ nhãn hiệu để nâng cao ý nghĩa của việc bảo hộ. Nhiều trường hợp tên thương mại vừa là tên riêng của doanh nghiệp vừa được đăng ký làm nhãn hiệu; tuy nhiên để được bảo hộ làm nhãn hiệu thì tên thương mại đó phải đáp ứng các điều kiện để được bảo hộ theo quy định của pháp luật.
Những đối tượng sau không được bảo hộ làm tên thương mại gồm:
+ Tên của cơ quan, tổ chức hoặc chủ thế khác không liên quan đến hoạt động kinh doanh.
+ Tên gọi nhằm thực hiện chức năng của tên thương mại nhưng không có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh này với chủ thể kinh doanh khác trong cùng khu vực, lĩnh vực kinh doanh.
+ Tên thương mại gây nhầm lẫn với tên thương mại do chủ thể khác sử dụng trước trong cùng khu vực, lĩnh vực kinh doanh hoặc nhầm lẫn với nhãn hiệu của chủ thể khác đã được bảo hộ trước đó.
Quyền của chủ sở hữu tên thương mại
+ Được sử dụng tên thương mại trong hoạt động kinh doanh để xưng danh trong quảng bá, in trên tài liệu, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm, hàng hóa, phương tiện cung cấp sản phẩm, dịch vụ.
+ Chuyển giao tên thương mại cho chủ thể khác nhưng phải chuyển giao đồng thời cả cơ sở kinh doanh gắn liền với tên thương mại đó.
Ý nghĩa của việc bảo hộ tên thương mại
Việc bảo hộ tên thương mại giúp người tiêu dùng có thể phân biệt sản phẩm, dịch vụ của các chủ thể kinh doanh khác nhau, cũng như giúp các cơ quan nhà nước dễ dàng trong việc quản lý các chủ thể kinh doanh trên thị trường.
Tên thương mại có ý nghĩa trong việc tiếp thị, quảng báo sản phẩm, dịch vụ của chủ sở hữu tên thương mại. Chính vì vậy, việc bảo hộ tên thương mại sẽ tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh giúp các doanh nghiệp có tên thương mại được bảo hộ có thể tham gia sâu rộng hơn vào thị trường và thu lợi từ việc khai thác tên thương mại đó.
Hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại
Các doanh nghiệp đều có tên thương mại để sử dụng trong hoạt động kinh doanh, tiếp thị, quảng cáo sản phẩm dịch vụ. Để đảm bảo tên thương mại được bảo hộ thì điều kiện cần đáp ứng là không được trùng với tên thương mại của chủ thể kinh doanh khác trong cùng khu vực và lĩnh vực kinh doanh tương ứng. Tuy nhiên, nếu cố tình sử dụng tên thương mại trùng hoặc gây nhầm lẫn với chủ thể kinh doanh khác chính là hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại. Bao gồm việc gây nhầm lẫn về cơ sở kinh doanh, chủ thể cung cấp hàng hóa, dịch vụ, chất lượng hàng hóa dịch vụ được cung cấp,… đều được coi là hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại.
Dịch vụ đăng ký bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp
Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp như: nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, chỉ dẫn địa lý,… vui lòng liên hệ tới Luật Định Hướng để được tư vấn, hỗ trợ cụ thể các nội dung sau:
+ Tư vấn về các quy định của pháp luật liên quan đến đối tượng cần đăng ký bảo hộ
+ Tư vấn, đánh giá về khả năng bảo hộ của các đối tượng cần đăng ký bảo hộ
+ Tư vấn về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký bảo hộ theo quy định của pháp luật đối với từng đối tượng cần được bảo hộ
+ Trực tiếp soạn thảo hồ sơ và nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ các đối tượng cần bảo hộ
+ Theo dõi quá trình xử lý hồ sơ, đưa ra yêu cầu khiếu nại, phản đối đơn đăng ký (nếu cần)
+ Tư vấn các vấn đề pháp lý phát sinh khác theo yêu cầu của quý khách hàng như: giải quyết xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, chuyển nhượng, li-xăng các đối tượng sở hữu công nghiệp.